Còn hơn hai tháng nữa là Tết Nguyên Đán, đây cũng chính là thời điểm lý tưởng để những bà nội trợ lên danh sách thực phẩm cần dự trữ sắp tới. Chắc chắn, trong số đó không thể thiếu đi măng khô. Vậy bạn đã biết giá măng khô hiện nay là bao nhiêu […]
Măng lưỡi lợn – Món ngon hương vị núi rừng khó bỏ qua
Nhắc đến Tây Bắc là nhắc đến măng, có thể nói vùng đất này đã ưu ái và ban tặng cho người dân những đặc sản núi rừng hiếm có. Tận dụng điều kiện thuận lợi, măng ngày càng sinh sôi phát triển, nổi bật trong số đó không thể bỏ qua măng lưỡi lợn.
Nghe từ tên gọi thôi chúng ta cũng đã thấy được sự dân dã mộc mạc của nó. Tuy nhiên, giữa muôn vàn loại măng khác nhau, làm thế nào để có thể đưa măng lưỡi lợn trở thành đặc sản nổi bật nhất. Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
Hiện tại, thì măng lưỡi lợn cũng được xem là một trong những loại măng được ưu chuộng trên thị trường. Cùng Đặc Sản Ngon Ngon tìm hiểu chi tiết về loại đặc sản này nhé!
1. Giới thiệu về măng lưỡi lợn
Măng lưỡi lợn Tây Bắc được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Tuyệt đối không có lưu huỳnh hay bất kỳ loại hóa chất bảo quản nào. Chính vì vậy, nó luôn được người tiêu dùng lựa chọn vì chất lượng sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để có được những mẻ măng lưỡi lợn ngon nhất, người dân vùng Tây Bắc phải thực hiện quá trình thu hoạch chế biến, phơi sấy hết sức gian nan. Tất cả mọi công đoạn đều phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt để thu được thành quả cuối cùng là những mẻ măng lưỡi lợn vàng óng.
Để giữ cho măng được ngon hơn, khi phơi người ta sẽ phải chọn thời điểm những ngày có nắng lớn. Thường xuyên lật hướng để mặt măng được phơi khô kỹ càng hai bên.
Sau đó, bỏ vào túi nilon buộc thật chặt để chống ẩm mốc, vi khuẩn tác động từ bên ngoài.
2. Nguồn gốc hình thành măng lưỡi lợn
Về cơ bản chúng ta có thể gọi măng lưỡi lợn là măng tre non. Vì nó là lớp mầm non mới nhú của tre, có màu vàng nhạt cùng giá trị dinh dưỡng cao. Không phải loại mầm tre nào cũng ăn được, chỉ có một số ít loại mầm có thể sử dụng. và mầm tre tạo thành măng lưỡi lợn là một trong số đó.
Có một sự thật vô cùng bất ngờ là suốt 2500 năm qua, măng lưỡi lợn đã trở thành một trong những loại thực phẩm thiết yếu với người dân Châu Á. Tại Việt Nam, giống măng này được thu hoạch vào thời điểm cuối đông sang xuân.
Khi vào mùa xuân, những chồi măng sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, hình dáng thon dài. Nó được đánh giá là loại măng ngon. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các đầu bếp thì những mầm măng phát triển vào mùa đông sẽ ngọt và mềm hơn khi chế biến.
Ngoài măng lưỡi lợn thì ở nước ta còn có món măng rối khô và măng nứa khô cũng rất nổi tiếng.

3. Ăn măng lưỡi lợn liệu có tốt không?
Măng lưỡi lợn có vị ngọt, khi ăn có độ dai giòn nhất định. Trong măng còn chứa nhiều dưỡng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt rất giàu chất xơ.
Măng lưỡi lợn có thể nấu với thịt hoặc hầm giò heo lấy nước rất ngon và hấp dẫn. Các nhà nghiên cứu phương Đông đã chỉ ra rằng, việc ăn măng lưỡi lợn sẽ tốt cho con người.
- Giúp giảm cân, thon dáng:
Những ai đang trong quá trình ăn kiêng hoặc có muốn cải thiện vóc dáng hiện tại, thì măng là một trong những thực phẩm phù hợp. Trong măng có chất xơ nhưng tỷ lệ calo thấp, khi ăn dễ no lâu, không tạo cảm giác thèm ăn.
- Kiểm soát lượng cholesterol tốt cho tim mạch:
Với lợi thế sở hữu lượng chất béo ít và thành phần calo không đáng kể. Măng lưỡi lợn giúp giảm lượng cholesterol xấu, thông qua việc đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Việc này mang đến hiệu quả cao trong quá trình thanh lọc động mạch và kiểm s

- Kiểm soát cholesterol, tốt cho tim mạch:
Nhờ đặc điểm ít chất béo và thành phần calo không đáng kể, măng lưỡi lợn khô còn giúp giảm lượng cholesterol xấu bằng cách đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Điều này rất có lợi cho việc thanh lọc động mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Tác dụng kháng khuẩn chống viêm:
Măng tre có tác dụng kháng khuẩn chữa lành vết thương rất hữu dụng. Các bệnh do bị nhiễm vi khuẩn như viêm loét dạ dày, vết thương hở, viêm đường hô hấp sử dụng măng lưỡi lợn rất thích hợp.
- Ngăn ngừa và phòng chống ung thư:
Măng có chất oxy hóa cao, giúp loại bỏ gốc tự và các chất phytosterol tự nhiên. Ngăn ngừa ung thư phát triển.
- Tăng cường sức khỏe và bổ sung chất dinh dưỡng:
Ngoài chứa chất xơ và các vitamin thiết yếu. Trong măng lưỡi lợn có các dưỡng chất như Vitamin A, C, E và B măng cường hệ miễn dịch đề kháng cho cơ thể trước những căn bệnh hô hấp nguy hiểm.
Bạn có thể tìm thấy thêm nhiều thông tin hữu ích từ bài viết: Ăn măng khô có tốt không?
4. Măng lưỡi lợn nấu với nguyên liệu gì ngon nhất?
Măng khô nấu gì ngon? Bạn có muốn biết không?
Măng lưỡi lợn không phải là món ăn quá xa lạ, và những nguyên liệu có thể kết hợp cùng với nó cũng rất đa dạng. Các mâm cơm dân dã hằng ngày, hay trên màn tiệc vào những ngày Lễ Tết đều cho thấy sự hiện diện của măng lưỡi lợn.
Ví dụ như một số món ăn nổi bật như chân giò, mọc hoặc măng khô kho thịt... Dù là cách thức nấu có khác nhau, nhưng mùi vị vẫn rất đậm đà làm say lòng người ăn. Từ luộc, ninh, xào, nấu hay khô khi kết hợp với các loại rau củ quả hay thịt đều cho ra món ăn tuyệt vời.
Vị hăng nhẹ của măng đôi khi còn giúp lấn át mùi nồng, tanh của những loại thực phẩm khác như thịt vịt, thịt cò. Thế nhưng, nguyên liệu ngon nhất khi kết hợp với măng có thể nhắc đến chính là chân giò, vịt, miến, củ cải và củ sen.
Theo các chuyên gia đánh giá thì loại măng khô nấu chung với thịt heo hay thịt ba chỉ sẽ tốt cho sức khỏe hơn và mùi vị cũng ngon hơn. Bản chất của măng khô là loại nguyên liệu hút mỡ tốt, chống ngấy. Nên nấu cùng thịt heo sẽ làm món ăn thanh ngọt hơn.
Măng khô xào với gì ngon nhất, tìm hiểu thêm tại đây
5. Một số mẹo nhỏ để chế biến măng được ngon hơn
Măng lưỡi lợn không quá khó để chế biến thành món ăn ngon. Tuy nhiên khâu quan trọng nhất vẫn là cách sơ chế như thế nào để măng không bị nồng và đắng. Dưới đây, là một số ghi mẹo sơ chế bạn cần nắm:
- Thứ nhất: Ngâm măng qua đêm với nước vo gạo trước khi nấu, trong quá trình ngâm măng nên thay nước thường xuyên. Mục đích việc này giúp măng loại bỏ đi những phần cặn vàng chất dơ nằm phía dưới.
- Thứ hai: Sau khi ngâm đem măng rửa sạch với nước và luộc măng trong khoảng 1h đồng hồ để khử độc. Khi măng cạn nước tiếp tục rót nước vào thêm để luộc lần thứ hai. Bạn phải đảm bảo rót nước đều đặn, để măng không bị cạn nước.
- Thứ ba: Sau hai lần luộc, măng đã mềm thì mang rửa sạch rồi để ráo, và sau đó bắt đầu chế biến măng cùng những nguyên liệu khác. Để măng không bị đắng trong quá trình luộc cho thêm tý gia vị đường muối bạn nhé!
Lưu ý: Khi nấu măng không dùng nước mắm vì như vậy sẽ mất đi hương vị tự nhiên. Cho vào nồi ít ớt tươi như vậy sẽ giúp măng mau mềm và đậm vị hơn.
6. Hạn sử dụng của măng lưỡi lợn là bao lâu:
Với loại măng được bọc kính, trong vỏ hộp hẳn hoi. Nếu bảo quản đúng cách sẽ có thể dùng từ 10 – 12 tháng. Bạn nên chọn những môi trường khô ráo không ẩm thấp để măng không bị ảnh hưởng từ điều kiện thời tiết và môi trường.
Với trường hợp măng đã sơ chế nhưng không dùng hết, bạn hãy bỏ vào túi để khóa lại. Cho vào ngăn mát tủ lạnh và hoặc ngăn đá để sử dụng trong khoảng thời gian 1 tuần hoặc 1 tháng. Lưu ý khi lấy ra sử dụng bạn nên rửa sạch và luộc sơ măng để măng không bị hôi nhé!
7. Măng lưỡi lợn giá bao nhiêu?
Có rất nhiều thương hiệu lớn nhỏ kinh doanh măng lưỡi lợn hiện nay. Nhìn chung giá cả của các loại măng cũng không có quá nhiều sự chênh lệch lớn. Giá cả tùy thuộc vào xuất xứ, nguồn gốc cũng như cách chế biến.
Tuy nhiên, loại măng lưỡi lợn khô cao cấp có giá bán trên thị trường không hề rẻ. Giá thành của chúng rất cao, thế nhưng mặt hàng này vẫn được rất nhiều chị em nội trợ lựa chọn.
Vì hương vị thơm ngon và có thể nói dạng măng khô này đúng chuẩn “Măng khô Tây Bắc” . Mức giá bán trên thị trường của loại măng này là 300 – 500 nghìn đồng/1kg.
Hiện nay Đặc Sản Ngon Ngon đang cung cấp măng lưỡi lợn Tuyên Quang, hàng loại 1, phơi nắng tự nhiên, không diêm sinh, không chất bảo quản. Vì nhập hàng tận nơi nên giá vô cùng ưu đãi, chỉ với giá là 330.000 Đ/1kg măng lưỡi lợn.
Nếu bạn cần được tư vấn có thể gọi, nhắn tin hoặc add Zalo qua số điện thoại 0947.211.688.
8. Một số loại măng khô phổ biến
- Măng lưỡi lợn khô trồng vùng núi cao Tây Bắc. Khí hậu khô lạnh như ở Sa Pa, Sơn La, hay Điện Biên, Tuyên Quang, Yên Bái… Loại măng này được các đầu bếp đến từ Trung Quốc rất ưa chuộng sử dụng.
- Loại măng củ non mới nhú ra khỏi mặt đất, măng này ngon giòn và không có nhiều xơ. Dùng để luộc hay hầm cũng rất ngon.
- Những loại măng khô tự nhiên khi được thu hoạch sẽ trả qua công đoạn sơ chế trước khi bán ra thị trường. Để bảo quản măng đúng cách, người dân sẽ ngâm măng qua nước vo gạo. Sau đó, rửa lại với nước muối và luộc sau đó phơi nắng đến khô ráo. Như vậy măng mới có thể bao
– Loại măng củ non mới nhú khỏi mặt đất nên ngon, giòn, ngọt, không xơ.
– Măng khô trồng trên rừng tự nhiên có giá thành cao hơn do khó thu hoạch, sản lượng có hạn.
– Măng có cách thu hoạch và bảo quản đúng cách: Sau khi được thu hoạch thủ công, măng tươi được ngâm với nước gạo hoặc nước muối loãng để khử độc. Tiếp theo mới tiến hành luộc và phơi nắng tự nhiên đến kiệt. Loại măng này có thể bảo quản quanh năm không sợ mốc hỏng.
9. Lưu ý khi mua măng lưỡi lợn:
Nhiều loại măng lưỡi lợn tẩm hóa chất như lưu huỳnh để giúp măng được vàng hơn. Tuy nhiên, nếu không may mắn sử dụng người dùng có nguy cơ nhiễm độc rất cao. Chính vì vậy, khi mua sản phẩm bạn nên quan sát thật kỹ những chi tiết sau đây.
Chọn loại măng có màu vàng tươi, không quá sáng hoặc màu hổ phách. Khi dùng tay sờ vào không có cảm giác bị ẩm mốc, miếng khô dễ bẻ gãy, chứng tỏ phơi đủ nắng. Khi mở túi ra thì măng vẫn giữ được mùi đặc trưng không quá nồng. Vì măng nồng dễ chứa chất CO2 độc hại.
Bạn có thể tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm chọn mua măng khô ngon tại đây: Cách chọn măng khô ngon và an toàn không lo ngại chất bảo quản
Đọc qua bài viết này chắc chắn bạn cũng biết được đâu là loại măng lưỡi lợn chất lượng rồi phải không nào? Hy vọng bạn sẽ chọn đúng loại măng và sơ chế măng đúng cách để chế biến những món ăn độc đáo cho gia đình nhé!